Phân tích Bình_San_điệp_thúy

Bình Sơn điệp thúy là cảnh thứ hai trong Hà Tiên thập cảnh. Đầu bài này sóng đôi với đầu bài thứ nhất là Kim Dữ lan đào. Cảnh Kim Dữ là địa điểm chiến lược, thì cảnh Bình San là chốn an nhàn, thanh tú.

Đề cập bài luật Nôm, trong Văn học Hà Tiên do Đông Hồ biên soạn, có đoạn phân tích đại để như sau:

Hai câu đầu: tả vẻ đẹp thanh tú của cảnh, với lằn cây vết đá như vẽ như thêu. Câu ba và bốn: tả mây tùng, khói liễu, đàn suối, chim ca. Ở đây, tác giả khéo dùng cụm từ: chồng rồi chập để diễn tả. Câu năm: thừa ý câu bốn, vì tác giả nghĩ rằng đã có khúc hòa tấu thiên nhiên rồi, thì cần gì phải nghe âm nhạc nhân tạo, dù là của Trâu ông (người âm luật học có tài) đi chăng nữa. Câu sáu: thừa ý câu hai & ba. Vì đã có lằn cây vết đá như vẽ như thêu, khói liễu mây tùng chồng chập thì cần chi phải nhìn tranh sơn thủy, dù là của danh họa Vương Duy. Câu bảy và tám: Tác giả kết luận rằng có Bình San, mới biết chốn lâm tuyền là quý; rồi mới hiểu vì sao Sào PhủHứa Do từ chối ngôi vua.

Đối với bài Hán thi, trong sách trên cũng có phần phân tích, tóm lược như sau:

Bốn câu đầu tả cảnh đẹp của núi Bình San. Câu năm và sáu: vừa tả khí thế bề lâu, vừa tự hào khí thế của mình cùng ý mong cầu sự nghiệp được vững bền như non núi. Câu bảy & tám: ý tác giả muốn nói, tuy là núi Bình San không thể sánh với những danh lam khác, nhưng mà một ngọn đồi nhỏ nhắn, một màu xanh nhẹ nhàng cũng đủ là một cảnh đặc biệt, có bản sắc riêng. Câu kết hô ứng với câu hai, nhắc lại lần nữa ý đầu bài, làm nổi rõ thêm màu sắc của ngàn xanh điệp thúy.[4]